365bet de - Nền tảng trực tuyến trang web chính thức

     “Hội nhập quốc tế về bảo tồn - Cơ hội và thách thức cho các giá trị di sản văn hóa” là chủ đề của cuộc hội thảo quốc tế do Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM và Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu Bảo tồn và Bảo quản các tài sản văn hóa (ICCROM) vừa phối hợp tổ chức đã đặt ra nhiều vấn đề.

 Sinh viên Trường ĐH Văn Lang đi thực tế tìm hiểu về di sản văn hóa tại Huế

Chia sẻ của các chuyên gia cho thấy, trong xu thế chung về hội nhập quốc tế, các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã khẳng định những thành tựu cũng như hiệu quả đối với toàn nhân loại. Tuy nhiên, quá trình này còn nhiều vấn đề liên quan đến nhận thức, quy trình với nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau, việc bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa.

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng, di sản đang đứng trước những thách thức liên quan đến thể chế hóa, di sản hóa, tạo ra điều kiện nhưng cũng có bất cập. Đi cụ thể về loại hình Nhã nhạc cung đình Huế, PGS Nguyễn Thị Phương Châm đưa ra nhận định, từ khi được UNESCO vinh danh, công tác sưu tầm tư liệu về Nhã nhạc đã được chú trọng. Tuy nhiên, tình hình tư liệu về Nhã nhạc vẫn không thực sự khả quan, hồ sơ Nhã nhạc trình UNESCO cũng đã ghi nhận rằng 2/3 số lượng dàn nhạc và nhạc cụ của triều Nguyễn đã mất, hàng trăm nhạc chương của triều Nguyễn nay chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, trang phục nhạc công đến nay cũng không còn, tư liệu về Nhã nhạc hiện nay gặp nhiều khó khăn.

“Do đặc thù của loại hình di sản nên số lượng nghệ nhân Nhã nhạc tương đối ít và có những tiêu chí tương đối khác so với nhiều loại hình di sản. Nhiều cơ quan quản lý văn hóa và bảo tồn văn hóa và những người thực thi các dự án bảo tồn khá lúng túng khi đưa ra quan điểm về tiêu chí của nghệ nhân Nhã nhạc”, PGS Châm nói.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Trình, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, hiện nay di sản cảnh quan - kiến trúc tại TP.HCM đang đứng trước nguy cơ dần biến mất bởi áp lực của phát triển đô thị. Đồng quan điểm này, TS Đinh Văn Thành, Trường ĐH Nguyễn Huệ nói rằng: “Do công tác quản lý các di sản còn hạn chế nên tình trạng lấn chiếm, tự ý xây dựng công trình kiến trúc mới, chiếm dụng không gian làm phá vỡ cảnh quan, môi trường di sản vẫn diễn ra. Việc trùng tu, tôn tạo di tích thực hiện không tham khảo ý kiến của các nhà khoa học và cộng đồng, đã để lại nhiều bài học đắt giá về công tác ứng xử với di sản văn hóa”. Để giải quyết căn cơ vấn đề này, theo PGS.TS Nguyễn Văn Trình, cần có cơ chế quản lý phù hợp để bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng, xã hội và lợi ích riêng của cá nhân, tổ chức chủ sở hữu di sản cảnh quan - kiến trúc. Các chuyên gia cũng cho rằng, muốn bảo tồn và phát huy, cần tìm hiểu rất kỹ về di sản văn hóa, hiểu cả về quá trình thực thi chính sách, các vấn đề, nội tình bên trong, sự va chạm của các bên liên quan của di sản đó, hiểu như vậy sẽ không bị chủ quan, áp đặt khi đưa ra các giải pháp thực hiện.

Trong phát biểu của mình, ông Jose Luiz Pedersoli, Quản lý dự án ICCROM, đã nhấn mạnh tính đa dạng trong văn hóa và sự cần thiết bảo vệ di sản văn hóa. Theo chuyên gia này, cần tiếp cận di sản văn hóa từ thái độ khoan dung dù trong ý thức xã hội nào để di sản văn hóa được bảo tồn, vì trong điều kiện hiện nay, di sản văn hóa đang gặp nhiều thách thức rất lớn bởi nhiều yếu tố tác động.

Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu và quản lý văn hóa Việt Nam cũng bày tỏ nhiều lo lắng liên quan đến những tác động của phát triển kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến công tác bảo tồn di sản văn hóa. “Tôi thấy bức tranh bảo tồn di sản văn hóa hiện nay có nhiều vấn đề. Những thách thức đối với di sản văn hóa trong quá trình CNH-HĐH cũng như hội nhập quốc tế đang ở mức báo động, xuất phát trước hết từ ý thức, thái độ chúng ta đang ứng xử với di sản”, một chuyên gia bày tỏ.

THÙY TRANG

Nguồn: //www.baovanhoa.vn/

 

Share:

Tags: Law, Juggement, lawyer, Cases