365bet de - Nền tảng trực tuyến trang web chính thức

Chúng tôi, những tân sinh viên của trường Đại học Văn hoá TP.HCM. Đại học Văn hoá có những ngành gì? Trường chúng tôi chuyên đào tạo các ngành Du lịch, Quản lý nghệ thuật, Văn hoá học (Truyền thông văn hoá, Văn hoá học....), và còn nhiều ngành khác phù hợp cho mọi sự lựa chọn. Và đương nhiên chất lượng đào tạo của trường thuộc hàng tốt trong khu vực. Nếu mọi người vẫn còn đang phân vân phải lựa chọn trường nào có các ngành xã hội? Thì Đại học Văn hoá TP.HCM, chúng tôi tin chắc đó là sự lựa chọn tốt nhất.

Chúng tôi tự hào là một sinh viên của trường, hiện tại đây chúng tôi đang theo học chuyên ngành Truyền thông văn hoá. Cũng như tên gọi của nó, truyền thông phù hợp cho các bạn năng động, đam mê về nghệ thuật, quảng cáo... Chúng tôi còn nhớ như in những ngày đầu đến lớp, những bỡ ngỡ với tiết học, xa lạ với bạn bè. Tất cả tạo nên cảm giác thật mới mẻ và thoi thúc sự tìm tòi trong mỗi sinh viên chúng tôi. Cứ thế chúng tôi đã cùng nhau đi qua hết một học kì, những xa lạ kia giờ không còn nữa mà thay thế vào đó là sự thân quen và yêu thương đến từ bạn bè và các giảng viên. Ấn tượng nhất có lẽ đó là những buổi học của môn Văn hoá học đại cương...

Đại cương, ôi!! Sao nghe mà nhàm chán, nhưng không...ở đây chúng tôi cùng nhau đi qua những giai đoạn văn hoá của nước nhà và cả của thế giới, tưởng chừng như chúng tôi đã cùng nhau đi trên cổ máy thời gian đi qua từng thời kì của văn hoá. Môn học hay còn có cả giảng viên tốt, chúng tôi được sự giảng dạy tận tình của cô Lê Thị Hồng Quyên, những tiết học là những lần chúng tôi được thể hiện tinh thần đoàn kết của nhóm, và từ đó giúp chúng tôi có kỹ năng làm việc nhóm và phát huy được hết sự hiểu biết và sáng tạo của mỗi cá nhân. Đã có lý thuyết ắt hẳn phải có thực hành, những chuyến đi thực tế được diễn ra với nhiều tình huống mà từ trước đến giờ ở môi trường trung học chúng tôi chưa từng trải, với sự quan tâm nhiệt tình giúp đỡ từ cô mà chúng tôi có thêm những năng lượng để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tốt của mình.

Không biết có ai như chúng tôi không, trước khi bước vào cánh cửa đại học đã từng bị các anh chị đã và đang học đại học dọa cho rằng: lớp đại học sẽ chẳng như cấp 3 đâu, sẽ là những tiết học nhàm chán, giảng viên sẽ chẳng màng đến việc trong lớp bạn có học hay không, thậm chí giảng đường là một nơi lí tưởng để ngủ nữa… Quả thật chúng tôi đã từng tin những lời đó vì đã học đại học đâu mà biết nhưng suy nghĩ đó đã rời đi một cách chóng vắng từ lúc tôi bước vào lớp học phầnVăn hóa học đại cương của cô Quyên. Bắt đầu tiết học luôn là vào buổi sáng khi mà thời gian đó đối với những đứa sinh viên như chúng tôi là cuộc chiến giữa đi học và cơn ngái ngủ, nhưng không đến với lớp học mọi người sẽ chẳng thể có cảm giác buồn chán được vì các bài giảng của cô không phải là những trang slide dài ngoằn và chạy liên tục trên máy chiếu. Những bài giảng của cô 70% theo chúng tôi là từ những kinh nghiệm thực tế của cô, từ những thứ mà cô trải nghiệm được và đưa vào bài giảng. Xin bảo đảm với mọi người cách giảng bài của cô rất cuốn người học, không đơn thuần là từ giảng viên truyền đạt với sinh viên mà chính chúng tôi được làm việc nhóm, được trình bày những suy nghĩ, bày tỏ ý kiến, quan điểm của chính mình, được đồng tình hoặc phản biện giữa sinh viên với sinh viên và cả giữa sinh viên với chính giảng viên của mình. Và đương nhiên không khí lớp học rất sôi nổi, vui vẻ chứ không phải là viễn cảnh sinh viên nằm lê trên bàn với tâm trạng mệt mỏi, chán chường. Tuy là những tiết học lí thuyết nhưng chúng tôi tưởng tượng được, hiểu đươc và nhớ được lâu giống như chính chúng tôi được trải nghiệm được những vùng văn hóa khác nhau vậy.

Là 1 sinh viên theo học chuyên ngành Truyền thông Văn hóa thì theo chúng tôi thấy, học phần Văn hóa học đại cương là 1 môn học rất quan trọng. Đây là môn học giúp cho sinh viên có những nền tảng kiến thức cơ bản và tổng quan về văn hóa. Chắc hẳn, đối với những ai chưa từng học qua môn này, khi nghe đến những môn đại cương đều sẽ cảm thấy đó là những lí thuyết thật khô khan, khó hiểu, rất nhàm chán,.. Nhưng khi đã được tiếp cận rồi, thì sẽ có những suy nghĩ khác hoàn toàn. Trong lúc học, giảng viên đã rất khéo léo, cụ thể hóa những lí thuyết đó bằng những hình ảnh minh họa rất sinh động, những ví dụ rất thực tế, tạo cho người học sự thích thú, cảm thấy gần gũi với mỗi người, dễ hiểu dễ tiếp thu hơn. Thông qua môn Văn hóa học đại cương, sinh viên có thêm những kiến thức về văn hóa của dân tộc qua từng giai đoạn lịch sử, những nét văn hóa đặc sắc của phương Đông lẫn phương Tây một cách rõ ràng và cụ thể. Những kiến thức đó không chỉ giúp ích cho sinh viên đang theo học những ngành liên quan về văn hóa mà còn rất hữu ích cho một số ngành học khác và trong thực tiễn cuộc sống.

Để tăng tính hiệu quả trong việc tiếp thu các kiến thức của bài giảng, cũng như làm cho tiếc học trở nên sinh động hơn, cô đã tạo cơ hội cho sinh viên chúng tôi những chuyến đi thực tế, nó không chỉ đơn giản là giúp cho sinh viên tiếp thu bài giảng một cách hiệu quả mà còn là cơ hội để cho sinh viên tăng tính trải nghiệm và cảm nhận rõ nét hơn về văn hóa, con người Việt Nam. Điển hình nhất là chuyến đi thực tế tại Bến Tre. Một chuyến đi không dài, nhưng nó đủ để các thành viên trong nhóm có thể gắn kết và hiểu rõ nhau hơn, giúp cho thế hệ trẻ sinh viên Việt Nam như chúng tôi có thể biết nhiều hơn về bản sắc văn hóa của con người Việt Nam nói chung và từng vùng miền nói riêng.

 Một chuyến đi có rất nhiều kỷ niệm, buồn có, vui có và có cả giận hờn. Nhưng tất cả đều hướng tới một điểm chung đó chính là hoàn thành thật tốt nhiệm vụ mà cô đã đưa ra. Vừa bắt đầu cuộc hành trình đã có không ít những khó khăn, nào là xe hư nào là lạc đường và có cả lạc nhau nữa. Cả nhóm cùng nhau đội chung cái nắng, che chung cái ô, cùng nhau vượt qua những cơn mưa để có thể cùng nhau trở về vạch đích. Vất vả là thế nhưng xen lẫn vào những điều đó là những tiếng cười không bao giờ ngớt. Lúc này cả nhóm đều có chung một suy nghĩ là không cần phải đạt kết quả cao nhất chỉ cần tất cả vui vẻ ở bên nhau cùng nhau trải qua những khó khăn là đủ. Nhưng có lẽ ông trời đã thấy được sự nỗ lực của cả nhóm, hay là nhờ vào sự may mắn mà nhóm đã đạt được kết quả cao nhất trong lớp, kết quả dựa trên sự đánh đổi của những giọt mồ hôi và cả những giọt nước mắt của tất cả các thành viên trong nhóm. Suy cho cùng chính là nhờ vào học phần Văn hóa học đại cương đã tạo cơ hội cho sinh viên chúng tôi có thể thực hiện những điều bổ ích ấy và giúp cho chúng tôi cảm nhận bài học một cách hiệu quả nhất.

Chuyến đi thực tế là một trải nghiệm vô cùng quý giá và khó quên đối với chúng tôi. Không chỉ giúp cho chúng tôi có thể hiểu biết rõ hơn về văn hóa đặc sắc vùng miền của đất nước Việt Nam mà từ trước đến giờ chúng tôi chưa đặt chân tới. Đồng thời giúp chúng tôi nhận ra rằng sự đoàn kết, tinh thần trách nhiệm làm việc nhóm của các thành viên là điều vô cùng quan trọng để có được sự thành công. Bởi vì nhiệm vụ của chúng tôi được đặt ra là “Hành trình đi tìm Vị ngọt xứ Dừa” nên chuyến đi không chỉ hoàn thành  học phần Văn hóa học đại cươngg mà còn giúp cho chúng tôi tận mắt chứng kiến được quy trình từng bước để làm ra được những viên kẹo dừa thơm ngọt mà có lẽ từ trước giờ chỉ toàn thấy trên tivi. Từ đó, chúng tôi có thể thu thập được những kiến thức bổ ích cho môn học và ngoài ra còn có thể tự tay làm ra những sản phẩm riêng cho mình mặc dù chưa được quá hoàn hảo.

Mặc dù là chuyến đi đầu tiên còn nhiều điều khó khăn nhưng cũng thích thú lắm, thích được trải nghiệm, thích được làm việc chung với nhóm và thích có được những chuyến đi như thế này để có thể hiểu biết hơn về văn hóa trong quá trình làm việc và cũng rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm. Biết lắng nghe ý kiến từ đồng đội của mình, chia sẻ công việc cho nhau, linh hoạt hơn trong việc xử lí những tình huống, những sự cố ngoài ý muốn và giúp chúng tôi định hướng rất nhiều công việc sau này. Đồng thời có cái nhìn sâu hơn về nghề nghiệp tương lai sau chuyến đi. Chuyến đi này là kinh nghiệm đầu đời, là bước đệm khởi đầu cho con đường sự nghiệp trong tương lai sau 4 năm đại học.

Môn Văn hóa học đại cương của trường Đại học Văn hóa TP.HCM được xem là một nền tảng để sinh viên Khoa Truyền thông có đầy đủ hiểu biết về văn hóa bản sắc cũng như vai trò của chính ngành nghề mình học. Văn hóa học đại cương không chỉ là một môn học đơn thuần mà nó còn là một môn để sinh viên tiếp cận một cách trực tiếp về những thứ liên quan tới Truyền thông, đặc biệt là sinh viên năm nhất như chúng tôi. Bởi vì là một môn học gắn với lý thuyết và thực hành cùng với việc Nhà trường và giảng viên của trường Đại học Văn hóa TP.HCM luôn tạo cho sinh viên có những trải nghiệm thực tế, mục đích để đảm bảo sau này về chất lượng kiến thức và mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên Truyền thông nếu như chúng ta biết chuẩn bị nền tảng kiến thức một cách vững chắc từ bây giờ.

Với những tiết học về văn hóa Đông - Tây xưa nay đã mang đến một lượng tri thức khá rộng lớn về bản sắc văn hóa và lịch sử tồn tại của nhân loại mà sinh viên có thể áp dụng vào các tình huống thực tế hoặc sử dụng làm cơ sở, chủ đề cho việc tổ chức những chương trình hay sự kiện thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Kinh nghiệm và bài học từ những bài tập, chuyến đi thực tế giúp sinh viên trau dồi thêm kĩ năng sống, rèn luyện nghiệp vụ chuyên môn về cách làm phóng sự, viết bài, nhiếp ảnh và sản xuất một sản phẩm truyền thông hoàn chỉnh. Phù hợp với những công việc về mảng quảng cáo, thông tin tuyên truyền sau này. Cách học tập, tự do thảo luận, làm việc nhóm tạo cho sinh viên một môi trường năng động để cải thiện khả năng giao tiếp, rèn khả năng làm việc tập thể, phát huy được những ý tưởng hay, sáng tạo mới lạ, sở trường và đam mê. Hoàn thiện kĩ năng đánh giá và giải quyết vấn đề cũng như nhạy bén, linh hoạt trong việc khắc phục sự cố, giúp sinh viên trở nên mạnh dạn, tự tin hơn, dễ dàng thích nghi và làm việc đạt hiệu quả cao trong một môi trường sôi động như ngành giải trí, truyền thông.

 

Sinh viên lớp Truyền thông Văn hóa 8.2

             

                   

 

     

Share:

Tags: Law, Juggement, lawyer, Cases