Sáng ngày 26/05/2023, tại Phòng Hội thảo Cơ sở 1 (Số 51, Quốc Hương, phường Thảo Điền, Tp. Thủ Đức), khoa Văn hoá học và khoa Truyền thông 365bet de . Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức Tọa đàm “Thực trạng chương trình đào tạo ngành Văn hoá học so với Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo”. Tham dự tọa đàm có PGS.TS. Trần Văn Ánh, nguyên Hiệu trưởng nhà trường; PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thơ, Trưởng khoa Văn hoá học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia TP. HCM; ThS. Nguyễn Tiến Hưng, Chủ tịch HĐQT hãng phim Giải phóng; Bà Huỳnh Ngọc Vân, Giám đốc Bảo tàng Áo dài; các đại biểu khách mời là các doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng; các thầy cô giáo nguyên là giảng viên khoa Văn hoá học; các giảng viên thỉnh giảng; cựu sinh viên, sinh viên cùng toàn thể cán bộ giảng viên khoa Văn hoá học và khoa Truyền thông.
Toàn cảnh buổi tọa đàm
Ngành Văn hoá học Trường Đại học Văn hoá TP. Hồ Chí Minh bao gồm ba chuyên ngành: Chuyên ngành Văn hoá Việt Nam, chuyên ngành Công nghiệp văn hoá và chuyên ngành Truyền thông văn hoá, hiện do hai khoa cùng tổ chức, điều hành hoạt động giảng dạy-học tập. Trong đó, chuyên ngành Văn hoá Việt Nam và Công nghiệp văn hoá thuộc khoa Văn hoá học và chuyên ngành Truyền thông văn hoá thuộc khoa Truyền thông. Được xây dựng và ban hành lần đầu năm 2007, qua các lần điều chỉnh, cải tiến vào năm 2014, 2028, 2020, chương trình đào tạo ngành Văn hoá học bước đầu đáp ứng được nhu cầu xã hội, đóng góp nguồn nhân lực về văn hoá, truyền thông văn hoá và công nghiệp văn hoá cho khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, sự vận động không ngừng của đời sống xã hội đã buộc các cơ sở đào tạo phải luôn cập nhật, đổi mới chương trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và các bên liên quan. Toạ đàm “Thực trạng chương trình đào tạo ngành Văn hoá học so với Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo” là diễn đàn để giảng viên, sinh viên khoa Văn hoá học và khoa Truyền thông tham vấn ý kiến chuyên gia, các bên liên quan về thực trạng chương trình đào tạo ngành Văn hoá học, từ đó làm cơ sở để rà soát, cập nhật, cải tiến chương trình.
ThS. Lê Thị Hồng Quyên phát biểu đề dẫn
Tại tọa đàm, các đại biểu tham dự cơ bản thống nhất với mục tiêu, chuẩn đầu ra, cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo ngành Văn hoá học. Nhiều đại biểu đánh giá cao tính ứng dụng cũng như sản phẩm đầu ra của chương trình đào tạo thông qua các cựu sinh viên được tuyển dụng ở các cơ quan, doanh nghiệp. Tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, các đại biểu cũng chia sẻ, đóng góp ý kiến từ nhiều góc nhìn khác nhau cho chương trình đào tạo nhằm định hướng nghề nghiệp rõ hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp: Cần tăng cường thời lượng thực tập, thực tế trong chương trình nhằm giúp sinh viên áp dụng các kiến thức lý thuyết vào thực tiễn; xác định các nhóm học phần bắt buộc và tự chọn theo từng chuyên ngành… Ngoài ra, chương trình đào tạo ngành Văn hoá học cũng cần tập trung trang bị cho người học những kỹ năng cần thiết như: ngoại ngữ, tin học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, đạo đức nghề nghiệp…
Bà Huỳnh Ngọc Vân, Giám đốc Bảo tàng Áo dài TP.HCM phát biểu tại toạ đàm
TS. Lê Thị Thanh Thuỷ phát biểu tổng kết toạ đàm
Kết thúc tọa đàm, thay mặt Ban Tổ chức, TS Lê Thị Thanh Thuỷ, Phó Hiệu trưởng kiêm Trưởng khoa Truyền thông đã gửi lời cảm ơn quý đại biểu trong và ngoài trường đã dành thời gian tham dự tọa đàm. Những ý kiến đóng góp thiết thực của các bên liên quan tại tọa đàm sẽ là cơ sở để khoa Văn hoá học và khoa Truyền thông nghiên cứu rà soát, cập nhật, cải tiến và hoàn thiện chương trình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục Đào tạo cũng như nhu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh hiện nay.
-BBT Khoa VHH-