Đó là lời khuyên của Nguyễn Duy Thịnh - Cựu sinh viên Khoa Quản lý Văn hóa, Nghệ thuật trường Đại học Văn hóa TP.HCM, hiện là Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật Trường Đại học HUTECH. Và anh tâm sự ….
Ngày bước chân vào con đường Quốc Hương đầy nước ngập, với lấp ló cái tên trường Đại học Văn hóa TP.HCM ẩn sau cánh cổng và hàng cây um tùm, không nghĩ rằng đây sẽ là nơi gắn bó suốt 4 năm Đại học và cả quãng thời gian học cao học sau này. Bị bạn bè, anh chị khóa trên “xúi giục”, tôi tham gia ứng cử vào Đoàn khoa. Bản tính khá rụt rè, chỉ học xong là cuốn gói về, lên lớp thì chỉ ngồi một chỗ, ai nghĩ rằng chàng sinh viên năm nhất như tôi sẽ được “dân chúng” bầu, và sẽ là cán bộ Đoàn khoa.
Thế mà may mắn sao các bạn, anh chị các khóa biết được tôi qua giải bóng đá của Trường, rồi họ bỏ phiếu cho tôi dù chẳng phải chung ngành, chung lớp. Thời đó tính cục bộ còn lớn nên thường sinh viên chỉ bỏ phiếu cho ai là lớp mình, mà lớp tôi thì chỉ le que vài mống đi dự đại hội đoàn. Rồi tôi trúng cử vào chức danh Bí thư Đoàn khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật nhiệm kỳ IV năm ấy, thế rồi bao công việc cứ ở đâu tự kéo đến ùn ùn, thời gian dành cho những khoảng riêng tư từ đó cũng mất dần theo. Đổi lại là những buổi dầm mình ngoài đường, ngoài trời trưa nắng.
Nguyễn Duy Thịnh (giữa) cùng các cán bộ Đoàn là sinh viên của khoa QLVHNT thời còn là sinh viên
Nhưng đúng là cái gì nó cũng có cái giá nhất định của nó, làm Đoàn ngày xưa vất vả thật nhưng bù lại tình đồng chí, tình anh em và quan trọng hơn là những kỹ năng sẽ chẳng trường lớp nào đào tạo được. Đó là chương trình gắn kết với các anh chiến sĩ Hải đội 10, đó là kỷ niệm những hoạt động giao lưu với khoa Báo chí (Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn) đó là tiếp sức mùa thi, Tiếng hát dưới mái trường…tất cả những hoạt động ấy càng làm càng thấy mình càng được tôi luyện, được trưởng thành hơn.
Mặc dù đã ra trường và công tác bận rộn nhưng Nguyễn Duy Thịnh vẫn thường xuyên trở về Khoa QLVH,NT để tham gia các hoạt động phong trào cùng Đoàn-Hội
Ra trường, tôi công tác tại các báo trong khoảng hơn 2 năm, rồi sau đó về công tác tại Trường Đại học HUTECH. Bên cạnh công tác phong trào thì những kiến thức chyên môn được học từ giảng đường từ môn Tâm lý học của cô Đỗ Ngọc Anh, từ môn Quản lý Câu lạc bộ, Nhà văn hóa của cô Lê Thị Thanh Thủy, Cơ sở văn hóa Việt Nam của thầy Trần Ngọc Thêm…đã giúp tôi khá nhiều trong công tác quản lý, tổ chức các hoạt động cho sinh viên.
Tuổi xuân trong tôi có Đoàn - Hội, có những người anh em làm công tác phong trào và nếu bạn là người trẻ, bạn chọn Khoa của chúng tôi: Quản lý văn hóa, nghệ thuật để theo học, thì đừng mãi tính toán sẽ được gì khi vừa học kiến thức vừa tham gia phong trào, sẽ được gì khi vừa học mà phải vừa lo ngoay ngoáy tổ chức sân chơi cho người khác. Vì câu trả lời đó sẽ nằm trong tương lai, trong thành công và trong sự khác biệt của bạn với nhưng người đồng trang lứa.
Sinh viên tốt nghiệp từ khoa QLVH,NT, Trường ĐH Văn hoá TP.HCM hoàn toàn có cơ hội và đáp ứng được nhu cầu công việc tại Trung tâm. Minh chứng là hiện cơ quan tôi có hai bạn nhân viên: một tốt nghiệp ngành Quản lý âm nhạc, một tốt nghiệp ngành QLVH, hiện đang làm rất tốt công việc, được cơ quan đánh giá cao. Với sinh viên ngành QLVH,NT các bạn có thể đảm nhận các công việc quản lý các CLB, đội nhóm văn nghệ. Với mô hình đào tạo tín chỉ hiện nay thì người phụ trách các CLB dạng này cho SV rất quan trọng. Việc thứ 2 các bạn có thể làm là tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật.
Với vị trí công việc tiếp xúc nhiều với sinh viên và công việc của người tổ chức sự kiện nghệ thuật thường xuyên phải làm ngoài giờ, các sự kiện diễn ra đòi hỏi sự tập trung cao thì kỹ năng chịu được áp lực cao trong công việc là cần thiết nhất. Tiếp đến, những kỹ năng được học ở bậc ĐH của ngành QLVH như cách thức tổ chức CLB, tâm lý học...sẽ rất hữu ích nếu SV nắm thật kỹ ở giảng đường ĐH. Ngoài ra, nghiệp vụ vi tính, cách thức sử dụng công nghệ, mạng xã hội để nắm bắt “trend” của giới trẻ cũng là cơ sở để giúp SV thành công. Các môn học chỉ mang tính chất phụ đạo ở môi trường ĐH như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian...thực sự là có sở đánh giá khi bạn là một cán bộ quản lý văn hoá nghệ thuật tại cơ quan tôi. Bởi khá đông các bạn SV mới ra trường không có khả năng sắp xếp thời gian làm việc phù hợp. Đơn cử nếu chương tình nghệ thuật được tổ chức tới 22g đêm, gần như 90% nhân viên sẽ xin nghỉ phép vào sáng hôm sau dù hôm sau còn việc cũng quan trọng không kém. Thêm nữa kỹ năng giao tiếp, kết nối với các đơn vị về VHNT và làm việc nhóm cũng là những cái thiếu trầm trọng để SV có thể bám trụ lại được với vị trí tại cơ quan tôi.
Khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật luôn chào đón các bậc phụ huynh và các thí sinh trong đợt truyển sinh năm 2020-2021 với 3 chuyên ngành HOT.
Đọc kỹ thông tin sau và…
HÃY LƯU LẠI – BẠN SẼ CẦN
Bài cảm nhận: Nguyễn Duy Thịnh - NHP-BBT
Kỹ thuật hình ảnh: BITI ANH ĐÀO - TRƯỜNG ĐÌNH
Những thông tin cần thiết liên quan đến 365bet de 2020-2021
Tham khảo clip hướng dẫn thi năng khiếu 2019
Tham khảo clip hướng dẫn thi năng khiếu 2018
Một số bài viết liên quan đến thi năng khiếu và 365bet de